Luật Sư Đà Nẵng
  • Trang chủ
  • Bạn cần biết
No Result
View All Result
SUBSCRIBE
Luật Sư Đà Nẵng
  • Trang chủ
  • Bạn cần biết
No Result
View All Result
Luật Sư Đà Nẵng
No Result
View All Result
Home Tư vấn

Trường hợp nào mẹ không được nuôi con theo quy định?

Thư Minh by Thư Minh
08/01/2023
in Tư vấn
0
Trường hợp nào mẹ không được nuôi con

Trường hợp nào mẹ không được nuôi con

74
SHARES
1.2k
VIEWS
Share on FacebookShare on Twitter

Sơ đồ bài viết

  1. Căn cứ pháp lý
  2. Quyền nuôi con của mẹ được quy định như thế nào?
  3. Trường hợp nào mẹ không được nuôi con?
  4. Căn cứ xác định mẹ không đủ điều kiện nuôi con
  5. Thủ tục giành quyền nuôi con
  6. Cần chuẩn bị bằng chứng gì để giành quyền nuôi con?
  7. Video luật sư giải đáp về vấn đề giành quyền nuôi con
  8. Câu hỏi thường gặp

Vợ chồng khi đã có con chung với nhau thì khi ly hôn, vợ chồng có thể thỏa thuận việc nuôi con cái hoặc yêu cầu Tòa án giải quyết quyền nuôi con sau ly hôn. Trong một số trường hợp, quyền nuôi con sau ly hôn thuộc về người mẹ nhưng vì lý do nào đó mà người bố cho rằng người mẹ không đủ điều kiện để được nuôi con nên muốn giành lại quyền này. Nhiều độc giả thắc mắc không biết theo quy định hiện hành, Trường hợp nào mẹ không được nuôi con? Căn cứ xác định mẹ không đủ điều kiện nuôi con là gì? Thủ tục giành quyền nuôi con được thực hiện như thế nào? Sau đây, Luật sư Đà Nẵng sẽ cung cấp thông tin về vấn đề này cùng với những quy định liên quan qua bài viết sau đây. Hi vọng bài viết sẽ đem lại nhiều thông tin hữu ích cho quý bạn đọc.

Căn cứ pháp lý

  • Luật Hôn nhân và gia đình 2014

Quyền nuôi con của mẹ được quy định như thế nào?

Căn cứ Điều 69 Luật Hôn nhân và gia đình 2014, mẹ có quyền và nghĩa vụ sau:

  • Thương yêu con, tôn trọng ý kiến của con; chăm lo việc học tập, giáo dục để con phát triển lành mạnh về thể chất, trí tuệ, đạo đức, trở thành người con hiếu thảo của gia đình, công dân có ích cho xã hội.
  • Trông nom, nuôi dưỡng, chăm sóc, bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của con chưa thành niên, con đã thành niên mất năng lực hành vi dân sự hoặc không có khả năng lao động và không có tài sản để tự nuôi mình.
  • Giám hộ hoặc đại diện theo quy định của Bộ luật dân sự cho con chưa thành niên, con đã thành niên mất năng lực hành vi dân sự.

Sau khi ly hôn thì quyền nuôi con của người mẹ được quy định như sau:

  • Sau khi ly hôn, cha mẹ vẫn có quyền, nghĩa vụ trông nom, chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục con chưa thành niên, con đã thành niên mất năng lực hành vi dân sự hoặc không có khả năng lao động và không có tài sản để tự nuôi mình theo quy định của Luật Hôn nhân và Gia đình, Bộ luật dân sự và các luật khác có liên quan.
  • Vợ, chồng thỏa thuận về người trực tiếp nuôi con, nghĩa vụ, quyền của mỗi bên sau khi ly hôn đối với con; trường hợp không thỏa thuận được thì Tòa án quyết định giao con cho một bên trực tiếp nuôi căn cứ vào quyền lợi về mọi mặt của con; nếu con từ đủ 07 tuổi trở lên thì phải xem xét nguyện vọng của con.
  • Con dưới 36 tháng tuổi được giao cho mẹ trực tiếp nuôi, trừ trường hợp người mẹ không đủ điều kiện để trực tiếp trông nom, chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục con hoặc cha mẹ có thỏa thuận khác phù hợp với lợi ích của con.

Căn cứ Điều 81 Luật Hôn nhân và gia đình.

Trường hợp nào mẹ không được nuôi con?

Theo khoản 2 Điều 81 Luật Hôn nhân và Gia đình: Vợ, chồng thỏa thuận về người trực tiếp nuôi con, nghĩa vụ, quyền của mỗi bên sau khi ly hôn đối với con; trường hợp không thỏa thuận được thì Tòa án quyết định giao con cho một bên trực tiếp nuôi căn cứ vào quyền lợi về mọi mặt của con; nếu con từ đủ 07 tuổi trở lên thì phải xem xét nguyện vọng của con.

Theo quy định này, khi ly hôn, vợ chồng có thể thỏa thuận việc nuôi con. Tòa án sẽ công nhận sự thỏa thuận của hai vợ, chồng. Nếu hai bên không thể thỏa thuận được thì theo quy định nêu trên, Tòa án sẽ căn cứ và quyền lợi về mọi mặt của con để xem xét và quyết định con sẽ ở với ai.

Điều 85 Luật Hôn nhân và Gia đình chỉ ra các trường hợp người mẹ không được nuôi con gồm:

  • Bị kết án về một trong các tội xâm phạm tính mạng, sức khỏe, nhân phẩm, danh dự của con với lỗi cố ý hoặc có hành vi vi phạm nghiêm trọng nghĩa vụ trông nom, chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục con.
  • Phá tán tài sản của con.
  • Có lối sống đồi trụy.
  • Xúi giục, ép buộc con làm những việc trái pháp luật, trái đạo đức xã hội.

Căn cứ xác định mẹ không đủ điều kiện nuôi con

  • Điều kiện về kinh tế: người mẹ không có việc làm ổn định, không có bất kỳ một khoản thu nhập nào, thu nhập không ổn định, có nhiều khoản nợ riêng, không có khoản tiền tích lũy nào, người vợ sau ly hôn không có chỗ ở ổn định.
  • Điều kiện về tinh thần: bỏ bê con cái không có thời gian nuôi dưỡng, chăm sóc, giáo dục con.
  • Người mẹ bị mất năng lực hành vi dân sự, mất tích, có dấu hiệu mắc các bệnh về tâm thần, mắc các bệnh hiểm nghèo, nan y, sức khỏe yếu cần phải điều trị mà không thể chăm sóc con được.
  • Mẹ có các hành vi vi phạm dẫn đến hạn chế quyền nuôi con.

Thủ tục giành quyền nuôi con

Thành phần hồ sơ

Theo quy định tại khoản 4 và khoản 5, Điều 189, Bộ luật Tố tụng Dân sự 2015 thì hồ sơ khởi kiện bao gồm đơn khởi kiện và tài liệu, chứng cứ chứng minh kèm theo đơn khởi kiện của người có yêu cầu, bao gồm:

  • Đơn khởi kiện (theo Mẫu số 23 – DS, ban hành kèm theo Nghị quyết 01/2017/NQ- HĐTP do Hội đồng Thẩm phán Tòa án Nhân dân tối cao ban hành ngày 13/01/2017)
  • Bản án/quyết định ly hôn của Tòa án;
  • Giấy khai sinh của con (bản sao);
  • Sổ hộ khẩu, chứng minh nhân dân/căn cước công dân (bản sao y);
  • Các tài liệu, chứng cứ làm căn cứ để thay đổi quyền nuôi con.
Trường hợp nào mẹ không được nuôi con
Trường hợp nào mẹ không được nuôi con

Trình tự thủ tục

Quá trình giải quyết giành lại quyền nuôi con khi đã có Bản án/Quyết định của Tòa án được thực hiện theo quy định tại Bộ luật Tố tụng Dân sự 2015 như sau:

Bước 1: Nộp hồ sơ khởi kiện tại Tòa án Nhân dân có thẩm quyền giải quyết theo Điều 190, Bộ luật Tố tụng Dân sự 2015. Hồ sơ khởi kiện bao gồm đơn khởi kiện và tài liệu chứng cứ chứng minh đính kèm theo đơn theo khoản 4 và khoản 5, Điều 189, Bộ luật Tố tụng Dân sự 2015. Đơn khởi kiện theo mẫu số 23 – DS ban hành kèm theo Nghị quyết 01/2017/NQ – HĐTP do Hội đồng Thẩm phán Tòa án Nhân dân tối cao ban hành ngày 13/01/2017

Bước 2: Sau khi nhận hồ sơ hợp lệ, Tòa án sẽ ra thông báo nộp tiền tạm ứng án phí;

Bước 3: Nộp tiền tạm ứng án phí dân sự sơ thẩm tại Chi cục thi hành án quận/huyện và nộp biên lai tiền tạm ứng án phí cho Tòa án;

Bước 4: Tòa án thụ lý vụ án, tiến hành giải quyết vụ án theo thủ tục chung và ra Bản án hoặc quyết định giải quyết vụ án.

Thời gian giải quyết sẽ được quy định tại Điều 203 Bộ Luật Tố tụng dân sự 2015 như sau:

  • Theo điểm a khoản 1 Điều 203 Bộ Luật này, thời hạn chuẩn bị xét xử vụ án là 04 tháng, kể từ ngày thụ lý vụ án, nhưng nếu vụ án có tính chất phức tạp hoặc do sự kiện bất khả kháng, trở ngại khách quan thì thời hạn sẽ không quá 06 tháng;
  • Theo khoản 4 Điều 203 Bộ Luật này quy định thời hạn mở phiên tòa là 01 tháng kể từ ngày có quyết định đưa vụ án ra xét xử, trường hợp có lý do chính đáng thì thời hạn này là 02 tháng.

Cần chuẩn bị bằng chứng gì để giành quyền nuôi con?

Như phân tích ở trên, việc giành quyền nuôi con khi không thỏa thuận được sẽ do Tòa án ấn định. Tuy nhiên, pháp luật không quy định cụ thể các điều kiện cũng như căn cứ để ấn định giao con cho cha hay mẹ. Do đó, trên thực tế, các bên thường sẽ chứng minh những điều kiện giành quyền nuôi con sau đây:

Có nguồn thu nhập ổn định

Đây có thể coi là một trong những yếu tố quan trọng khi cha, mẹ muốn giành quyền nuôi con khi ly hôn. Bởi khi có một cuộc sống đảm bảo, có điều kiện về chất như có thu nhập ổn định thông qua việc công việc ổn định, lương cao, thu nhập ổn định, có sổ tiết kiệm,…

Những yếu tố về vật chất này đủ để đảm bảo trong việc chăm sóc, nuôi dưỡng con đầy đủ và cho con được học hành trong môi trường giáo dục tốt nhất.

Có thời gian dành cho con

Ngoài vật chất, yếu tố tinh thần của con cũng là một trong những vấn đề quan trọng. Theo đó, khi bản thân có thời gian chăm sóc con, bên cạnh con, yêu thương, tôn trọng ý kiến của con, không phân biệt đối xử với con… thì sẽ có phần “thắng” trong việc giành quyền nuôi con.

Những bằng chứng trong trường hợp này có thể về thời gian làm việc của người muốn giành quyền nuôi con; đối phương là người thường xuyên đi công tác, thường xuyên đi xa nhà, không có thời gian chăm sóc cho con…

Có điều kiện chăm sóc cho con tốt hơn đối phương

Ngoài yếu tố về vật chất và tinh thần, nhiều khi đương sự cũng cần phải chứng minh các điều kiện khác như có thể tạo môi trường, không gian tốt nhất cho con phát triển…

Video luật sư giải đáp về vấn đề giành quyền nuôi con

Video luật sư giải đáp về vấn đề giành quyền nuôi con

Mời bạn xem thêm các bài viết sau:

  • Quy trình kiểm tra vệ sinh an toàn thực phẩm
  • Xử phạt khi không có giấy chứng nhận an toàn thực phẩm như thế nào?
  • Mẫu hợp đồng thuê lại đất tại Đà Nẵng

Khuyến nghị:

Đội ngũ công ty Luật sư Đà Nẵng luôn sẵn sàng lắng nghe, giải đáp, cung cấp dịch vụ pháp luật tổng thể. Với các luật sư có chuyên môn cao cùng kinh nghiệm dày dặn, chúng tôi sẽ hỗ trợ 24/7 giúp bạn tiết kiệm chi phí và ít đi lại 

Thông tin liên hệ

Luật sư Đà Nẵng đã cung cấp đầy đủ thông tin liên quan đến vấn đề “Trường hợp nào mẹ không được nuôi con?” . Ngoài ra, chúng tôi có hỗ trợ dịch vụ pháp lý khác liên quan đến dịch vụ Trích lục khai sinh. Hãy nhấc máy lên và gọi cho chúng tôi qua số hotline 0833.102.102 để được đội ngũ Luật sư, luật gia giàu kinh nghiệm tư vấn, hỗ trợ, đưa ra giải đáp cho quý khách hàng.

Câu hỏi thường gặp

Mức cấp dưỡng được Tòa án quy định trên thực tế là bao nhiêu?

Chỉ khi không thể thỏa thuận được, Tòa án mới áp dụng mức cấp dưỡng cho các bên. Trên thực tế, Toà án thường ấn định mức cấp dưỡng dao động 15-30% mức thu nhập của người cấp dưỡng.

Nguyên tắc về tranh giành quyền nuôi con khi không đăng ký kết hôn là gì?

Theo quy định tại Điều 14 Luật Hôn nhân và Gia đình 2014 đã quy định rất rõ về giải quyết hậu quả của việc nam nũ chung sống với nhau như vợ chồng. Có thể thấy, dù có đủ điều kiện để đăng ký kết hôn nhưng không đăng ký mà chỉ sống chung với nhau như vợ chồng thì không làm phát sinh quyền, nghĩa vụ giữa vợ, chồng. Nhưng quyền, nghĩa vụ với con vẫn được xác lập.
Hai người có thể thỏa thuận về người nuôi con, nghĩa vụ, quyền của các bên khi không còn chung sống với nhau nữa. Khi trường hợp không thỏa thuận được thì Tòa án sẽ dựa trên điều luật và căn cứ vào quyền lợi của con để giao con cho người nào trực tiếp nuôi dưỡng.

Có thể bạn quan tâm

Không đăng ký kinh doanh có bị phạt không?

Đền bù khi Nhà nước thu hồi đất

Mẫu hợp đồng thuê kho bãi

Tuổi của con có ảnh hưởng gì khi quyết định nuôi con không?

– Nếu con từ đủ 07 tuổi trở lên thì tòa án quyết định giao con cho ai phải hỏi qua nguyện vọng của con;
– Con dưới 07 tuổi thì quyền nuôi con sẽ do tòa án quyết định dựa trên lợi ích về mọi mặt của con.
– Mẹ sẽ được ưu tiên có quyền nuôi con khi tuổi con dưới 36 tháng. Chỉ khi mẹ không có đủ điều kiện để nuôi con thì quyền nuôi con mới thuộc về bố trong trường hợp này.

5/5 - (1 bình chọn)
Tags: Cần chuẩn bị bằng chứng gì để giành quyền nuôi con?Căn cứ xác định mẹ không đủ điều kiện nuôi conThủ tục giành quyền nuôi conTrường hợp nào mẹ không được nuôi con theo quy định?
Share30Tweet19
Thư Minh

Thư Minh

Đề xuất cho bạn

Không đăng ký kinh doanh có bị phạt không?

by Đà Nẵng Luật Sư
05/12/2023
0
Không đăng ký kinh doanh có bị phạt không?

Hiện nay có rất nhiều trường hợp các cá nhân, tổ chức tiến hành các hoạt động kinh doanh tương tự như với doanh nghiệp như thành lập...

Read more

Đền bù khi Nhà nước thu hồi đất

by Đà Nẵng Luật Sư
05/12/2023
0
Đền bù khi Nhà nước thu hồi đất

Vì một số mục đích như quốc phòng, an ninh, lợi ích quốc gia, dân tộc, phát triển kinh tế xã hội hoặc do sự kiện vi phạm...

Read more

Mẫu hợp đồng thuê kho bãi

by Đà Nẵng Luật Sư
04/12/2023
0
Mẫu hợp đồng thuê kho bãi

Kinh doanh cho thuê kho bãi hiện nay đang là một dịch vụ khá phổ biến do nhiều doanh nghiệp, cá nhân, tổ chức kinh doanh cần nơi...

Read more

Mẫu giấy xác nhận công tác tại đơn vị quân đội

by Đà Nẵng Luật Sư
28/11/2023
0
Mẫu giấy xác nhận công tác tại đơn vị quân đội

Khi công tác tại đơn vị quân đội, bạn có thể là sĩ quan, quân nhân chuyên nghiệp, công nhân viên quốc phòng, binh sĩ,... Do đặc thù...

Read more

Thủ tục đổi họ cho con sang họ mẹ

by Đà Nẵng Luật Sư
24/11/2023
0
Thủ tục đổi họ cho con sang họ mẹ

Họ và tên là một trong những đặc điểm nhân thân gắn liền với cá nhân và được nhiều người xem là sẽ quyết định tới đời sống...

Read more
Next Post
Phí nhượng quyền thương mại

Phí nhượng quyền thương mại là bao nhiêu?

Please login to join discussion

VĂN PHÒNG LUẬT SƯ X

VP HÀ NỘI: Biệt thự số 1, Lô 4E, đường Trung Yên 10B, phường Yên Hoà, Cầu Giấy, Hà Nội.

VP TP. HỒ CHÍ MINH: Số 21, Đường Số 7 CityLand Park Hills, Phường 10, Quận Gò Vấp, Hồ Chí Minh.

VP Bắc Giang: 329 Lê Lợi, Phường Hoàng Văn Thụ, TP Bắc Giang.

HOTLINE: 0833 102 102

Hãy gọi ngay cho chúng tôi để được nhận hỗ trợ về pháp lý kịp thời nhất. Quyền lợi của bạn là ưu tiên hàng đầu của chúng tôi, Hãy gửi yêu cầu nếu bạn cần luật sư giải quyết mọi vấn đề pháp lý của mình.

CATEGORIES

  • Biểu mẫu
  • Dịch vụ luật sư
  • Tư vấn

© 2022 Luật Sư X - Premium WordPress news & magazine theme by Luật Sư X.

No Result
View All Result
  • Home
  • Landing Page
  • Buy JNews
  • Support Forum
  • Contact Us

© 2022 Luật Sư X - Premium WordPress news & magazine theme by Luật Sư X.