Luật Sư Đà Nẵng
  • Trang chủ
  • Bạn cần biết
No Result
View All Result
SUBSCRIBE
Luật Sư Đà Nẵng
  • Trang chủ
  • Bạn cần biết
No Result
View All Result
Luật Sư Đà Nẵng
No Result
View All Result
Home Tư vấn

Phí trích lục bản đồ địa chính

Thư Minh by Thư Minh
17/12/2022
in Tư vấn
0
Phí trích lục bản đồ địa chính

Phí trích lục bản đồ địa chính

75
SHARES
1.3k
VIEWS
Share on FacebookShare on Twitter

Sơ đồ bài viết

  1. Căn cứ pháp lý
  2. Bản đồ địa chính là gì?
  3. Bản đồ địa chính bao gồm những nội dung nào?
  4. Trường hợp nào cần trích lục bản đồ địa chính?
  5. Phí trích lục bản đồ địa chính
  6. Thủ tục xin trích lục bản đồ địa chính
  7. Video Luật sư giải đáp thắc mắc về thủ tục trích lục hồ sơ địa chính
  8. Câu hỏi thường gặp

Để tìm hiểu thông tin liên quan đến thửa đất, diện tích, vị trí địa lý của thửa đất, thông thường người dân sẽ tham khảo bản đồ địa chính của thửa đất đó. Khi đó, người dân cần phải làm thủ tục xin cấp bản đồ địa chính tại cơ quan có thẩm quyền. Tuy nhiên, nhiều người vẫn chưa nắm rõ quy định pháp luật liên quan đến thủ tục cấp bản đồ địa chính hiện nay. Nhiều độc giả băn khoăn không biết theo quy định, Thủ tục xin trích lục bản đồ địa chính thực hiện như thế nào? Phí trích lục bản đồ địa chính là bao nhiêu theo quy định? Trường hợp nào cần trích lục bản đồ địa chính? Sau đây, Luật sư Đà Nẵng sẽ cung cấp thông tin về vấn đề này cùng với những quy định liên quan qua bài viết sau đây. Hi vọng bài viết sẽ đem lại nhiều thông tin hữu ích cho quý bạn đọc.

Căn cứ pháp lý

  • Luật Đất đai 2013

Bản đồ địa chính là gì?

Bản đồ địa chính là bản đồ thể hiện các thửa đất và các yếu tố địa lý có liên quan, lập theo đơn vị hành chính xã, phường, thị trấn, được cơ quan nhà nước có thẩm quyền xác nhận. (Khoản 4 Điều 3 Luật Đất đai 2013).

Bản đồ địa chính được lập ở các tỷ lệ 1:200, 1:500, 1:1000, 1:2000, 1:5000 và 1:10000; trên mặt phẳng chiếu hình, ở múi chiếu 3 độ, kinh tuyến trục theo từng tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương, hệ quy chiếu và hệ tọa độ quốc gia VN-2000 và hệ độ cao quốc gia hiện hành.

Bản đồ địa chính bao gồm những nội dung nào?

Bản đồ địa chính bao gồm những nội dung sau:

– Khung bản đồ;

– Điểm khống chế tọa độ, độ cao Quốc gia các hạng, điểm địa chính, điểm khống chế ảnh ngoại nghiệp, điểm khống chế đo vẽ có chôn mốc ổn định;

– Mốc địa giới hành chính, đường địa giới hành chính các cấp;

– Mốc giới quy hoạch; chi giới hành lang bảo vệ an toàn giao thông, thủy lợi, đê điều, hệ thống dẫn điện và các công trình công cộng khác có hành lang bảo vệ an toàn;

– Ranh giới thửa đất, loại đất, số thứ tự thửa đất, diện tích thửa đất;

– Nhà ở và công trình xây dựng khác: chi thể hiện trên bản đồ các công trình xây dựng chính phù hợp với mục đích sử dụng của thửa đất, trừ các công trình xây dựng tạm thời. Các công trình ngầm khi có yêu cầu thể hiện trên bản đồ địa chính phải được nêu cụ thể trong thiết kế kỹ thuật – dự toán công trình;

– Các đối tượng chiếm đất không tạo thành thửa đất như đường giao thông, công trình thủy lợi, đê điều, sông, suối, kênh, rạch và các yếu tố chiếm đất khác theo tuyến;

– Địa vật, công trình có giá trị về lịch sử, văn hóa, xã hội và ý nghĩa định hướng cao;

– Dáng đất hoặc điểm ghi chú độ cao (khi có yêu cầu thể hiện phải được nêu cụ thể trong thiết kế kỹ thuật – dự toán công trình);

– Ghi chú thuyết minh.

Khi ghi chú các yếu tố nội dung bản đồ địa chính phải tuân theo các quy định về ký hiệu bản đồ địa chính quy định tại mục II và điểm 12 mục III của Phụ lục số 01 kèm theo Thông tư 25/2014/TT-BTNMT.

Trường hợp nào cần trích lục bản đồ địa chính?

Trích lục bản đồ địa chính sẽ giúp cơ quan nhà nước thuận tiện trong quá trình quản lý đất đai và giải quyết các thủ tục hành chính liên quan đến đất đai như giao đất, cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, đăng ký đất đai, giải quyết tranh chấp đất đai….Bên cạnh đó, trích lục bản đồ địa chính của thửa đất nhất định nào đó cũng là tài liệu phục vụ người sử dụng đất dễ dàng hơn trong việc thực hiện các quyền của mình đối với thửa đất.

Theo quy định của pháp luật đất đai, các trường hợp cần trích lục bản đồ địa chính đó là:

  • Đăng ký đất đai, tài sản gắn liền với đất, cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất: tại điểm b khoản 3 Điều 70 Nghị định 43/2014/NĐ-CP quy định khi giải quyết thủ tục đăng ký đất đai, tài sản gắn liền với đất, cấp Giấy chứng nhận lần đầu và đăng ký bổ sung đối với tài sản gắn liền với đất thì văn phòng đăng ký đất đai phải trích lục bản đồ địa chính.
  • Cấp lại Giấy chứng nhận: tại khoản 3 Điều 77 Nghị định 43/2014/NĐ-CP khi cấp lại Giấy chứng nhận, giấy chứng nhận quyền sở hữu nhà ở, Giấy chứng nhận quyền sở hữu công trình xây dựng do bị mất thì Văn phòng đăng ký đất đất đai có trách nhiệm trích lục bản đồ địa chính.
  • Giải quyết tranh chấp đất đai: Trích lục bản đồ địa chính là một trong các tài liệu cần cố trong hồ sơ giải quyết tranh chấp đất đai theo quy định tại điểm c khoản 3 Điều 89 Nghị định 43/2014/NĐ-CP.
  • Thành phần cần có trong hồ sơ xin giao đất, thuê đất của người xin giao đất, thuê đất đối với dự án phải trình với quan có nhà có thẩm quyền xét duyệt hoặc phải cấp giấy chứng nhận đầu tư theo quy định tại điểm d khoản 1 Điều 3 Thông tư 30/2014/TT-BTNMT.
  • Thành phần cần có trong hồ sơ xin chuyển mục đích sử dụng đất theo quy định tại điểm đ khoản 2 Điều 6 Thông tư 30/2014/TT-BTNMT.
  • Thành phần cần có trong hồ sơ thu hồi đất theo quy định tại khoản 3 Điều 9, điểm d khoản 1 Điều 10, điểm d khoản 1 Điều 11, điểm đ khoản 1 Điều 12, điểm đ khoản 1 Điều 13 Thông tư 30/2014/TT-BTNMT.
Phí trích lục bản đồ địa chính
Phí trích lục bản đồ địa chính

Phí trích lục bản đồ địa chính

Theo quy định tại Điều 9 Thông tư 34/2014/TT-BTNMT, tổ chức hoặc cá nhân có yêu cầu trong việc cung cấp thông tin về đất đai phải trả phí trích lục bản đồ địa chính, trừ các trường hợp sau:

– Phạm vi yêu cầu cung cấp nằm trong cơ sở dữ liệu về đất đai hoặc các thông tin về giá đất, thủ tục hành chính, kế hoạch, quy hoạch hoặc văn bản pháp luật về đất đai

– Mục đích yêu cầu cung cấp nhằm phục vụ cho quốc phòng, an ninh, yêu cầu trực tiếp của lãnh đạo Đảng và Nhà nước, tình trạng khẩn cấp

– Đáp ứng mục đích thực hiện nhiệm vụ quản lý nhà nước về đất đai của cơ quan có thẩm quyền (Bộ Tài nguyên và Môi trường, Cơ quan tài nguyên và môi trường ở địa phương, Ủy ban nhân dân các cấp)

Như vậy, trong trường hợp cá nhân, tổ chức có yêu cầu cấp trích lục bản đồ địa chính không thuộc các trường hợp trên phải trả các khoản phí và chi phí quy định tại Điều 16 Thông tư 34/2014/TT-BTNMT sau:

– Phí khai thác và sử dụng tài liệu đất đai.

– Chi phí in ấn, sao chụp.

– Chi phí gửi tài liệu (nếu có).

Theo quy định tại Thông tư 250/2016/TT-BTC, các phí và chi phí này sẽ do Hội đồng nhân dân cấp tỉnh quy định.

Thủ tục xin trích lục bản đồ địa chính

Dưới đấy, chúng tôi xin giới thiệu tới bạn đọc thủ tục nộp yêu cầu xin trích lục bản đồ địa chính bằng hình thức trực tuyến qua cổng thông tin dữ liệu đất đai.

Theo Điều 12 Thông tư 34/2014/TT-BTNMT, thủ tục đề nghị cấp trích lục bản đồ địa chính online được tiến hành như sau:

Bước 1. Điền phiếu yêu cầu cung cấp dữ liệu đất đai

Mẫu phiếu yêu cầu được quy định tại Phụ lục số 13 ban hành kèm theo Thông tư 25/2014/TT-BTNMT.

Người có yêu cầu cần chú ý việc

Tại mục 1,2,3: Tổ chức, cá nhân điền đầy đủ thông tin về họ, tên, Số Chứng minh nhân dân/ Căn cước công dân; địa chỉ, số điện thoại, Email., Fax.

Tại mục 4: Điền thông tin số thửa đất yêu cầu cấp trích lục và đánh dấu (x) vào ô “trích lục bản đồ”.

Tại mục số 5. Điền mục đích sử dụng dữ liệu. Ví dụ: để phụ c vụ giải quyết tranh chấp đất đai

Tại mục 5: đánh dấu (x) vào ô “Email”/”EMS theo địa chỉ”; “Fax”… tùy theo yêu cầu.

Bước 2: Nộp phiếu yêu cầu đến cơ quan qua cổng thông tin điện tử đến Trung tâm Dữ liệu và Thông tin đất đai thuộc Tổng cục Quản lý đất đai hoặc Văn phòng đăng ký đất đai.

Bước 3. Khi nhận được phiếu yêu cầu hợp lệ của tổ chức Cơ quan cung cấp dữ liệu đất đai tiếp nhận, xử lý và thông báo nghĩa vụ tài chính (nếu có) cho người yêu cầu. Nếu từ chối cung cấp thì sẽ được trả lời bằng văn bản trong đó nêu rõ lý do.

Bước 4. Thực hiện nghĩa vụ tài chính thì được cấp trích lục bản đồ địa chính

Thời gian thực hiện: 1 ngày:

Trường hợp nhận được yêu cầu trước 15 giờ thì phải cung cấp ngay trong ngày; trường hợp nhận được yêu cầu sau 15 giờ thì cung cấp dữ liệu đất đai được thực hiện vào ngày làm việc tiếp theo.

Video Luật sư giải đáp thắc mắc về thủ tục trích lục hồ sơ địa chính

Video Luật sư giải đáp thắc mắc về thủ tục trích lục hồ sơ địa chính

Khuyến nghị:

Đội ngũ công ty Luật sư Đà Nẵng luôn sẵn sàng lắng nghe, giải đáp, cung cấp dịch vụ liên quan đến “Phí trích lục bản đồ địa chính” Với các luật sư có chuyên môn cao cùng kinh nghiệm dày dặn, chúng tôi sẽ hỗ trợ 24/7 giúp bạn tiết kiệm chi phí và ít đi lại

Mời bạn xem thêm các bài viết sau:

  • Quy trình kiểm tra vệ sinh an toàn thực phẩm mới năm 2022
  • Xử phạt khi không có giấy chứng nhận an toàn thực phẩm như thế nào?
  • Mẫu hợp đồng thuê lại đất tại Đà Nẵng mới năm 2022

Thông tin liên hệ

Vấn đề “Phí trích lục bản đồ địa chính” đã được chúng tôi cung cấp qua thông tin bài viết trên. Luật sư Đà Nẵng luôn có sự hỗ trợ nhiệt tình từ các chuyên viên tư vấn pháp lý, quý khách hàng có vướng mắc hoặc nhu cầu sử dụng dịch vụ pháp lý liên quan như là dịch vụ Thủ tục Giải chấp vui lòng liên hệ đến hotline 0833.102.102 Chúng tôi sẽ giải quyết các khúc mắc của khách hàng, làm các dịch vụ một cách nhanh chóng, dễ dàng, thuận tiện.

Câu hỏi thường gặp

Khi chỉnh lý bản đồ địa chính có cần cấp lại sổ đỏ không?

Theo quy định, khi thửa đất có các thay đổi (về hình thể, diện tích, kích thước) thì phải chỉnh lý bản đồ địa chính theo quy định này, từ đó dẫn đến cần cấp đổi Giấy chứng nhận đã cấp theo thông tin sau chỉnh lý.

Xin trích lục bản đồ địa chính ở đâu?

Bạn có thể xin trích lục bản đồ địa chính tại một trong các cơ quan sau:
– Ở trung ương là Trung tâm Dữ liệu và Thông tin đất đai thuộc Tổng cục Quản lý đất đai, Bộ tài nguyên môi trường;
– Ở địa phương là Văn phòng đăng ký đất đai, đối với địa phương chưa xây dựng cơ sở dữ liệu đất đai, Văn phòng đăng ký đất đai, Ủy ban nhân dân cấp xã có trách nhiệm cung cấp dữ liệu đất đai từ hồ sơ địa chính theo phân cấp quản lý hồ sơ địa chính được quy định tại Điều 29 Thông tư 24/2014/TT-BTNMT.

Hình thức nộp hồ sơ trích lục địa chính được quy định thế nào?

Các phương thức nộp văn bản, phiếu yêu cầu trích lục hồ sơ địa chính gồm:
– Nộp trực tiếp tại cơ quan cung cấp dữ liệu đất đai;
– Gửi qua đường công văn, fax, bưu điện;
– Gửi qua thư điện tử hoặc qua cổng thông tin đất đai.

Đánh giá post

Có thể bạn quan tâm

Quy định PCCC nhà trọ tại Đà Nẵng

Chung cư có được cấp sổ đỏ không?

Mức phạt vi phạm bản quyền phần mềm là bao nhiêu?

Tags: Phí trích lục bản đồ địa chínhThủ tục xin trích lục bản đồ địa chínhTrường hợp nào cần trích lục bản đồ địa chính?
Share30Tweet19
Thư Minh

Thư Minh

Đề xuất cho bạn

Quy định PCCC nhà trọ tại Đà Nẵng

by Thư Minh
26/09/2023
0
Quy định PCCC nhà trọ

Thời gian gần đây, nhiều vụ hỏa hoạn cháy nổ thương tâm diễn ra trong xã hội khiến cho không ít người dân lo lắng về vấn đề...

Read more

Chung cư có được cấp sổ đỏ không?

by Thư Minh
25/09/2023
0
Chung cư có được cấp sổ đỏ không

Chung cư là xu hướng nhà ở của nhiều cư dân sinh sống tại các thành phố lớn đông dân cư hiện nay. So với nhà ở thì...

Read more

Mức phạt vi phạm bản quyền phần mềm là bao nhiêu?

by Thư Minh
21/09/2023
0
Mức phạt vi phạm bản quyền phần mềm

Hiện nay, dữ liệu điện tử là một trong những vấn đề nổi cộm trong thời buổi công nghệ số. Chính vì vậy, việc bảo vệ bản quyền...

Read more

Hướng dẫn cách viết đơn kháng cáo tại Đà Nẵng

by Thư Minh
12/09/2023
0
Cách viết đơn kháng cáo

Xã hội ngày càng phức tạp kéo theo các vụ tranh chấp ngày càng diễn ra phổ biến trong đời sống thường ngày. Để bảo vệ quyền và...

Read more

Khung giá bồi thường đất quy hoạch tại Đà Nẵng

by Thư Minh
07/09/2023
0
Giá bồi thường đất quy hoạch

Việt Nam là quốc gia đang phát triển, chính vì vậy mà cơ quan nhà nước luôn chú trọng vào các chính sách quy hoạch tại các địa...

Read more
Next Post
Dịch vụ bỏ tên bố khỏi giấy khai sinh tại Đà Nẵng

Dịch vụ bỏ tên bố khỏi giấy khai sinh tại Đà Nẵng

Please login to join discussion

VĂN PHÒNG LUẬT SƯ X

VP HÀ NỘI: Biệt thự số 1, Lô 4E, đường Trung Yên 10B, phường Yên Hoà, Cầu Giấy, Hà Nội.

VP TP. HỒ CHÍ MINH: Số 21, Đường Số 7 CityLand Park Hills, Phường 10, Quận Gò Vấp, Hồ Chí Minh.

VP Bắc Giang: 329 Lê Lợi, Phường Hoàng Văn Thụ, TP Bắc Giang.

HOTLINE: 0833 102 102

Hãy gọi ngay cho chúng tôi để được nhận hỗ trợ về pháp lý kịp thời nhất. Quyền lợi của bạn là ưu tiên hàng đầu của chúng tôi, Hãy gửi yêu cầu nếu bạn cần luật sư giải quyết mọi vấn đề pháp lý của mình.

CATEGORIES

  • Biểu mẫu
  • Dịch vụ luật sư
  • Tư vấn

© 2022 Luật Sư X - Premium WordPress news & magazine theme by Luật Sư X.

No Result
View All Result
  • Home
  • Landing Page
  • Buy JNews
  • Support Forum
  • Contact Us

© 2022 Luật Sư X - Premium WordPress news & magazine theme by Luật Sư X.